Hợp tác kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nói riêng và kinh doanh nói chung không còn xa lạ gì với chúng ta. Tuy nhiên làm thế nào để lựa chọn được người phù hợp; kết hợp làm ăn lâu dài và mọi tâm huyết đều vì cái chung thì lại là câu chuyện không hề đơn giản.

Xem thêm: 

Nguyên tắc hợp tác kinh doanh siêu thị mini
Nguyên tắc hợp tác kinh doanh siêu thị mini

Nguyên tắc góp vốn đầu tư hợp tác kinh doanh siêu thị mini và phân chia trách nhiệm

Nguyên tắc góp vốn

  • Góp vốn bằng tiền mặt: Cần phải rõ ràng mỗi người đóng góp bao nhiêu; chiếm bao nhiêu % cổ phần của siêu thị, cửa hàng tiện ích. Và lộ trình đóng tiền vào của chung như thế nào?
  • Nguyên tắc góp sức lực: Góp sức lực, công sức làm việc cũng là một hình thức góp vốn. Tuy nhiên cần phải rõ ràng việc phân công công việc làm việc tại siêu thị mini; cửa hàng tạp hóa như thế nào? Ai làm gì? Trách nhiệm ra sao? lương và thưởng như thế nào? hết tháng lấy lương về hay là đóng góp vào vốn chung.
  • Nguyên tắc kiếm tiền: Tạo ra doanh thu, nguồn thu nhập sẫn có trước đó và góp vào của chung cũng được tính vào góp vốn. Vì dụ như trước đó bạn đang kinh doanh online cá nhân; và muốn hợp tác mở siêu thị mini, cửa hàng tiện ích và mỗi tháng công việc hiện có mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận nhất điện nào đó?
  • Nguyên tắc chỉ đạo: Nhất quán, chỉ có một người duy nhất được coi là người có quyết định cuối cùng; không nhất thiết phải là người góp vốn nhiều nhất.
  • Nguyên tắc bãi miễn/cách chức: Nếu người lãnh đạo có vấn đề phải làm như thế nào? Chiến lược bất ổn phải xử lý ra sao? Phát sinh những sự kiện như thế nào mới có thể khởi động quy trình bãi miễn hoặc cách chức?
  • Nguyên tắc rút lui: Rút lui như thế nào để giảm thiểu mâu thuẫn, xung đột? Rút lui lấy lại nguyên số cổ phần gốc hay thảo luận lại giá? Tiêu chuẩn để tính toán chi phí tổn thất là gì?

Tổng kết nguyên tắc góp vốn

Đây là những cam kết cộng sự chung mà những người hợp tác kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tiện ích cần phải nắm được để hạn chế những tình huống sau này có thể phát sinh. Mấu chốt là “không rõ ràng” ngay từ đầu; hợp tác kinh doanh theo kiểu cứ làm đi…. Tâm lý chung của người mới kinh doanh thường chưa hình dung được các vấn đề sau khi cửa hàng đi vào hoạt động; và đa phần nghĩ kinh doanh là chắc thắng, chia lãi thì mình thiệt thòi chút cũng không sao. Tuy nhiên chia lãi thì ít mà chia lỗ thì nhiều; và nhiều cá nhân dễ bỏ ngang giữa chừng.

Nhóm người không nên hợp tác kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Người đã có lịch sử lừa đảo người khác

Con người có thể thay đổi theo thời gian từ tốt thành xấu hoặc từ xấu thành tốt. Tuy nhiên chúng ta không nên đánh cược tài sản, niềm tin của mình vào một người mà đã có lịch sử lừa đảo người khác. Nó sẽ rất rủi ro không chỉ tiền bạc của chúng ta mà còn cả danh dự; niềm tin, khách hàng và rất nhiều yếu tố khác nữa. Nên tuyệt đối không bao giờ chung đụng, góp vốn làm ăn với những loại người này.

Nói nhiều làm ít

Hay nói cách khác là nhóm thể loại người hay chém gió; nói thì nhiều mà làm thì ít. Hãy quan sát những gì người đó làm và kết quả của họ đạt được nhiều hơn là nghe những gì họ nói.

Nhóm người này thường không có nhiều kiên trì, và có tính cam kết. Chỉ hoạt động một thời gian mà có khó khăn rất dễ nản và xin rút vốn đầu tư kinh doanh siêu thị.

Những người bất hiếu với cha mẹ

Người không có hiếu với bố mẹ, không có mối quan hệ tốt với anh em ruột thịt thì rất khó để có thể là người sống tốt vì người khác. Hãy quan sát cách thức họ đối xử với bố mẹ, anh chị em ruột thịt của họ để biết họ cũng sẽ đối xử với bạn như thế nào?

Không hợp tác với những người kéo bè kéo cánh

Doanh nghiệp rất hay gặp tình huống đội ngũ nhân sự; bộ phận có xu hướng kéo bè kéo cánh. Họ tạo thế lực ngầm nhằm để nâng cao vị thế, tiếng nói của mình thay vì bằng cách nâng cao năng lực cá nhân, tập thể. Trong hợp tác kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, siêu thị cũng vậy. Không nên hợp tác với những người có tiền sử kéo bè cánh, tạo thế lực cá nhân.

Không hợp tác người không có đạo đức, mất chuẩn mực của xã hội

Người sống không có đạo đức dù có giỏi đến mấy cũng tuyệt đối không nên hợp tác chung vốn kinh doanh. Điều đó cực kỳ nguy hiêm. Một người không có đạo đức bạn sẽ không thể biết được họ có thể làm gì với bạn đâu? bất kể trong tình huống thành công hay thất bại.

Không hợp tác với người có tư duy tiêu cực

Người có tư duy tiêu cực chính là những người đau khổ nhất trong cuộc đời này; chứ đừng nói gì trong kinh doanh. Một người có tư duy tiêu cực họ luôn có góc nhìn phủ định và luôn có hai chữ “tại vì” ở miệng ở mỗi câu và vấn đề phát sinh.

Người có tư duy này thường không cầu tiến, chỉ giỏi đổ lỗi, đổ tội mà không tìm phương án giải quyết.

Người có tư duy tiêu cực khó thành công
Người có tư duy tiêu cực khó thành công

Một vài lưu ý thực tế hợp tác kinh doanh siêu thị

Ghi chép rõ ràng thu và chi

Cần phải có một cuốn sổ (file excel) ghi chép đầy đủ các khoản liên quan tới tài chính. Ai góp vốn, góp vốn ngày nào? góp bao nhiêu, ai làm chứng, giầy tờ kí tá….

Chung quy lại một đồng vốn chung cũng cần phải được ghi chép một cách đầy đủ; chi tiết và có chữ ký.

Đa phần những người chung vốn đều có mối quan hệ họ hàng, bạn bè… Chính vậy nên hoàn toàn tin tưởng nhau; có khi cho vay tiền còn chả kí tá gì nói chi là giờ làm ăn chung. Tuy nhiên chúng ta đừng coi nhẹ việc đó; hãy cứ thực hiện một cách nghiêm túc đi các bạn.

Đừng ảo tưởng kinh doanh dễ thành công

Chả nói riêng mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tiện ích mà kinh doanh nói chung; không có mô hình nào dễ thành công cả. Nhưng tâm lý chung của những người khởi nghiệp lần đầu thường hay nhìn cơ hội kinh doanh màu hồng; và nghĩ dễ dàng thành công cùng chia lãi một cách thuận lợi. Tuy nhiên, thực tế nó thường không như vậy; nên việc chung vốn hợp tác kinh doanh siêu thị mini cũng vậy không đơn giản để thành công như chúng ta tưởng tượng.

Người kinh doanh giỏi là đoán thua chứ không phải đoán thắng. Hãy ghi nhớ điều đó; luôn chuẩn bị cho mình một tâm lý sẵn sàng chiến đấu ở chiến trường cam go nhất; có vậy bạn sẽ có sự chuản bị tốt nhất trước khi kinh doanh.

Dữ liệu khó chuẩn 100%

Mô hình siêu thị, cửa hàng tạp hóa khó có thể chuẩn hóa 100%; bạn đừng giật mình, bởi ngay với các chuỗi siêu thị quy mô lớn họ cũng không chuẩn 100% dữ liệu, sổ sách được đâu.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh cho bạn biết để hiểu và chú trọng hơn về vấn đề ghi chép sổ sách một cách rõ ràng, tỉ mỉ. Bởi kinh doanh siêu thị với hàng ngàn sản phẩm; mấy chục nhà cung cấp nó khác rất nhiều so với các mô hình kinh doanh khác quản lý ít sản phẩm và nhà cung cấp.

Tìm tiếng nói chung nếu hợp tác kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tiện ích có vấn đề

Nếu trong quá trình hợp tác kinh doanh mà gặp vấn đề khó có tiếng nói chung; thì hãy thẳng thắn ngồi lại với nhau và tìm ra phương án một cách nhanh và gọn nhất. Hạn chế việc bỏ ngang giữa chừng; kinh doanh theo kiểu cha chung không ai khóc; của chung thì mặc kệ, mình chủ động tính toán cho cá nhân.

Trước sau gì thì cũng giải tán vấn đề hợp tác, thì hãy nhanh chóng xử lý sớm để tình hình không trở lên xâu hơn và không thể cứu vãn. Trong trường hợp cần thiết thì có thể tính toán người nào tâm huyết thì mua lại cổ phần, tất nhiên lúc đó phải tính toán thực tế.

Trên đây ISAAC GROUP chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm hợp tác kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa tới đọc giả. Hy vọng quý độc giả có thêm kinh nghiệm trước khi lựa chọn người và hiểu về các nguyên tắc hợp tác chung vốn làm ăn.